Năm 2005, tốt nghiệp Tiến sĩ từ Đại học Sư phạm Nam Kinh, tôi quyết định trở về Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN – nơi tôi bắt đầu hành trình theo đuổi việc học tập và nghiên cứu. Ở thời điểm đó, một tiến sĩ 28 tuổi như tôi có rất nhiều lợi thế và cơ hội ở cả các cơ quan Bộ, ngành của nhà nước lẫn khối doanh nghiệp. Giữa lúc ấy, PGS. TS. Nguyễn Lân Trung – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã thuyết phục tôi ở lại trường và quản lý trực tiếp hệ đào tạo liên kết quốc tế, chỉ bằng một câu nói: “Thế giới dù có biến động đến đâu thì cũng có 2 điều không thay đổi: bố mẹ dù khó khăn đến mấy cũng không để con cái chịu khổ; dù nghèo khó đến mấy cũng không thể không dành quan tâm giáo dục.”
Huống chi, chúng ta đã qua thời ăn uống kham khổ.
Thế giới đã bước sang thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Các chương trình liên kết quốc tế hoặc hợp tác tạo nguồn tuyển sinh giữa các trường đại học liên quốc gia ra đời trong bối cảnh đó, khi khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng được kéo gần lại, thế giới trở nên phẳng và trong suốt hơn, các chương trình hợp tác giữa các quốc gia không chỉ giới hạn ở kinh tế, thương mại, mà ngày càng mở rộng trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đặc biệt là giáo dục.